Sửa chữa bơm màng TDS
Các lỗi thường gặp của máy bơm màng khí nén TDS bao gồm
+ Rách màng (15)
+ Kẹt bộ chia khí (35,53,54)
+ Trục bị hư hỏng (22)
+ Hỏng các oring (19,20,21,25-29) , (36,37,41,39,40)
+ Bi đế bị ăn mòn (8,9D,4,5)
+ Một số vấn đề khác
Một số lưu ý khi lắp đặt, sử dụng và sửa chữa bơm màng khí nén
- Khi lắp đặt: Khi lắp đặt đầu vào khí nén phải có bộ lọc khí nén, bộ đồng hồ chỉnh áp và trước khi chạy phải làm sạch đường ống. Bộ lọc sẽ làm sạch các khí nước trong máy nén khí và đồng ống vào bộ chia khí. Đồng hồ giúp ta điều chỉnh lượng khí nén phù hợp với bơm. Ví Dụ: Bơm DS04 thường để từ 1-4 kg/cm2 tùy vào chất bơm. (Chú ý : không nên để lượng khí nén quá cao dẫn đến giảm tuổi thọ của màng, bơm)
- Khi sử dụng: Nếu máy có trục trặc không chạy phải dừng máy ngay và báo ngay kỹ thuật và bơm.
Một số lưu ý khi sửa chữa khi bơm hỏng:
+ Kiểm tra bi đế: Nếu bị mòn phải thay thế.
+ Kẹt bộ chia khí: Dùng lọ RP7 xịt vào bộ chia khí vệ sinh các chi tiết 36,37,38,39,41,42,53,54 nếu vệ sinh xong mà không được thì phải thay thế.
+ Rách màng: Chú ý khi thay màng dùng 2 mỏ lết kẹp vào 2 bulông (12) vặn quay ngược chiều kim đồng hồ tháo 1 bên màng ( như thế sẽ thay thế được 1 bên màng ). Nếu trường hợp thay thế nốt bên màng còn lại thì lấy bulông cấy vào 2 con đai ốc vặn vào lỗ ren bên màng đã tháo ra hoặc lấy kìm chết bắt chặt bên trục bên màng đã tháo ra và lấy mỏ lết tháo bên còn lại. (Chú ý đặc biệt: Phải vệ sinh vết xước khi kẹp kìm chết để lại)
- Khi lắp màng vào thì sắp xếp đúng theo thứ tự các chi tiết như cotalog (12,13,14,23,15,24,13,48,22)
+ Hỏng trục : Nếu vệ sinh vết xước vẫn không được thì phải thay thế trục (22)
+ Hỏng các oring: Trường hợp này bắt buộc phải thay các oring mới. Đối với các oring (19,20,21,25-29) trục nhỏ hơn trục (22) để đẩy từng bên (lưu ý: thay oring phải rất cẩn thận và cần những người trong nghề có kinh nghiệm)